CÁC VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP

Kính thưa

Chị Hạnh

Đại diện Sở Tư pháp TP. HCM

 

Kính thưa

Quý anh chị, đồng nghiệp

1.                Tự giới thiệu

Cho phép tôi được tự giới thiệutôi là luật sư Phan Thị Hồng Điểm, tôi được giao phụ trách Câu lạc bộ LSHNVTCCN Đoàn LS TP. HCM từ năm 2018 đến nay.  Cá nhân tôi cũng là luật sư doanh nghiệp gần 14 năm, phụ trách pháp lý của công ty đa quốc gia tại Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm là Nestlé, Sanofi, Novartis. Do vậy, hôm nay tôi xin phát biểu các vướng mắc và kiến nghị liên quan đến luật sư doanh nghiệp.

Nhân buổi hội thảo hôm nay, T/M LSHNVTCCN, chúng tôi xin bày tỏ sự trân trọng đối với Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Luật Sư năm 2012 vì lần đầu tiên LLS qui định rõ luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp dưới hình thức hợp đồng lao động là LSHNVTCCN, là 1 trong 2 hình thức hành nghề luật sư (Điều 23 LLS).  Sau 35 năm kể từ Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987, LSHNVTCCN đã có được địa vị pháp lý rõ ràng.

Chủ đề của hội thảo hôm nay là “Báo cáo các vướng mắc trong quá trình hành nghề và các kiến nghị sửa đổi Luật Luật sư”, tôi xin báo cáo vướng mắckiến nghị sửa đổi  Điều 49 khoản 3 LLS liên quan đến việc hành nghề luật sư của luật sư doanh nghiệp.

Để quý đồng nghiệp tiện tham kham khảo, tôi xin được tóm lược đôi nét về luật sư doanh nghiệp

4.1 Vài nét về luật sư doanh nghiệp

Trong thực tế, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân cung cấp dịch vụ pháp lý cho làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động, thường được gọi là luật sư doanh nghiệp, luật sư nội bộ hay còn gọi là luật sư pháp chế.Sau đây, tôi xin gọi tắt là luật sư doanh nghiệp.

 

Căn cứ LLS, Luật sư doanh nghiệp là LSHNVTCCN qui định tại các điều 23, 49 Luật Luật sư. 

4.2      Vướng mắc

Điều 49 khoản 3 qui định “LSHNVTCCNkhông được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động”

Qua thực tế hành nghề, chúng tôi nhận thấy Điều 49 khoản 3bất cập,chưa phù hợp với thực tiễn, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư doanh nghiệp và doanh nghiệp.

Tôi xin lần lượt trình bày vướng mắc trong 3 tình huống cụ thể như sau:

(i)          DVPL đối với DNVVN, 

(ii)        Hạn chế đáng kể LSDN thực hiện Chức năng XH của luật sư

(iii)      Chưa hỗ trợ cho LSDN và nhóm DN trong cùng 1 Dự án.

 

4.2.1   Đối với dịch vụ pháp lý cung cấp cho DNVVN:

Điều 49 Khoản 3 Luật Luật sư chưa tạo điều kiện phát huy hiệu quả dịch vụ pháp lý của luật sư doanh nghiệp cung cấp trong doanh nghiệp vừa và nhỏ (“SME”) vì các lý do sau:

(i)          Dưới góc nhìn của luật sư doanh nghiệp:

Hầu như không có luật sư nào đồng ý ký hợp đồng lao động làm việc cho những SME này vì 2 lý do chính sau:

(a)   Số lượng vụ việc pháp lý không nhiều và tính chất vụ việc không đa dạng và giới hạn về mức độ phức tạp vụ việc pháp lý;

(b)   LSHNTCCN sau khi ký hợp đồng lao động với SME thì những đồng nghiệp này sẽ không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho những khách hàng khác do giới hạn pháp lý đặt ra tại Điều 49 khoản 3; 

Trong khi đó nguồn thu từ DVPL cung cấp cho 1 DNVVN khó có thể trang trải chi phí cuộc sống của quý đồng nghiệp này.

(ii)        Dưới góc nhìn của doanh nghiệp VVN,

Luật sư doanh nghiệp là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự thành công bền vững của doanh nghiệp bởi lẽ “phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Nhiều SMEmong muốn có luật sư là người lao động để những luật sư này có thể hiểu biết sâu sắc hoạt động kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, sẵn sàng để tư vấn cho doanh nghiệp ngay từ giai đoạn bàn thảo chuẩn bị các chiến lược, hoạt động kinh doanh với chi phí được doanh nghiệp chấp nhận.

 

Nhận xét:

Theo số liệu của hiệp hội DNVVN được công bố trên báo lao động ngày 18/3/2022 cả nước có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó SME chiếm trên 98%[1], đóng góp khoảng 40% GDP

Với qui mô này, việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp VVN, và Luật sư doanh nghiệp hỗ trợ, cung cấp dịch vụ pháp lý cho SMEs là vấn đề rất đáng được nghiên cứu và giải quyết.

4.2.2. Điều 49 khoản 3 Hạn chế LSDN thực hiện Chức năng XH của luật sư

Điều 3 LLS qui định chức năng xã hội của luật sư, trong đó có chức năng  …”góp phần phát triển kinh tế xã hội”.

Luật sư doanh nghiệp có thể thực hiện chức năng xã hội góp phần phát triển kinh tế xã hội thông qua việc tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lý, các hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho doanh nghiệp, người dân theo các chương trình được 1 số hiệp hội tổ chức.

Nếu muốn tham gia các hoạt động xã hội nghề nghiệp một cách hợp pháp, quý luật sư doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin phân công của Đoàn Luật sư để phù hợp với Điều 49 khoản 3.

Yêu cầu này vừa không thuận lợi cho LSDN  vừa làm phát sinh việc hành chính cho Đoàn Luật sư để thẩm định và ra văn bản phân công theo qui định tại Điều 49 Khoản 3 trong khi tính cần thiết của văn bản phân công này cần được tìm hiểu thêm.

4.2.3 Chưa hỗ trợ cho LSDN và nhóm DN trong cùng 1 Dự án.

Điều 49 khoản 3 chưa hỗ trợcho Luật sư doanh nghiệp,doanh nghiệp, và nhiều đối tác của họ trong cùng dự án kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp liên quan trong một số dự án hợp tác không có quyền lợi đối kháng. Các DN này đều đồng ý, và yêu cầu Luật sư doanh nghiệp của 1 trong các doanh nghiệp của dự án đó tư vấn dự án, cho nhóm doanh nghiệp cùng tham gia dự án đó.

Trường hợp này, nếu Luật sư doanh nghiệp thực hiện tư vấn pháp lý cho nhóm doanh nghiệp thì có thể bị xem là vi phạm điều cấm Điều 43 khoản 3 là không được tư vấn cho tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp mà Luật sư doanh nghiệp ký hợp đồng lao động.  

Đề xuất

 

Từ những vướng mắc trong thực tế hành nghề luật sư doanh nghiệp vừa báo cáo, chúng tôi xin đề xuất hướng giải quyết:

Nội dung của Đề xuất

Chúng tôi kiến nghị sửa Điều 49 khoản 3 bằng việc “Bỏ qui định luật sư doanh nghiệpKHÔNG ĐƯỢC cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động”.

Cơ sở pháp lý của Đề xuất

2 cơ sở chính pháp lý chính của đề xuất vừa nêu

(i)          Phù hợp với Bộ luật lao động:

Mối quan hệ pháp lý giữa luậtsư doanh nghiệpvà doanh nghiệp mà luật sư đã ký hợp đồng lao động là quan hệ lao động. Do vậy, quan hệ nàyđược điều chỉnh bởi Bộ luật lao động.

Bộ luật lao động  cho phép người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động miễnrằng họphải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết[2]

Hơn thế Bộ luật lao động khuyến khíchviệc tạo điều kiệnthuận lợi hơn chongười lao độngsovới quy định của pháp luật về lao động[3].

Việc Luật Luật sư hạn chế quyền của luật sư doanh nghiệp trong tư cách là người lao động theo Bộ luật lao động vô tình làm thiệt thòi quyền lợi chính đáng của người lao động là luật sư, đồng thời đặt ra câu hỏi về tính tương thích giữa Luật luật sư và Bộ Luật lao động trong vấn đề này.

(ii)            Đề xuất sửa đổi Điểu 49 khoản 3 phùhợp vớichủ trương hậu kiểm của nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp kể cả DNCVĐTNN được tự do kinh doanh những gì luật không cấmđược qui định tại

Luật Doanh nghiệp 2020 Điều 7 khoản 1 và

Luật Đầu tư 2020 Điều 5 khoản 1.

Đánh giá Tác động của đề xuất:

Đối với LSDN:

-                Việc bỏ qui định lsdn KHÔNG được tư vấn cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư doanh nghiệpthực hiện chức năng xã hội là…”góp phần phát triển kinh tế xã hội” thông qua phát huy sở trường của nhóm LSDN.

 

Khuyến khích LSDN chủ động, tích cực tham gia các hoạt động tư vấn pháp lý do chính quyền địa phương, hội doanh nghiệp phát động, đặc biệt là các chương trình tư vấn pháp lý doanh nghiệp SMEs.

-           Bỏ qui định cấm luật sư doanh nghiệptư vấn cho doanh nghiệp tổ chức khác sẽ là tiền đề pháp lý quan trọng cho luật sư doanh nghiệptuân thủ LLS, cung cấp dịch vụ PL cho nhóm doanh nghiệp trong cùng 1 dự án không có quyền lợi đối kháng, tăng tính hiệu quả của dự án và dịch vụ pháp lý của LSDN.

Đối với DNVVN

DNVVN có thêm nhiều lựa chọn dịch vụ pháp lý phù hợp.

Dưới góc độ cơ quan quản lý,

Ngoài việc thực hiện chức năng của cơ quan quản lý lsdn, việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý cho DNVVVN cũng là hành động cụ thể thể hiện sự đồng hành, và hưởng ứng của các cơ quan này đối với Chương trình hổ trợ pháp lý cho DNVVN của thủ tướng chính phủ giai đoạn 2021-2025 của Chính Phủ.

2.           Tham khảo kinh nghiệm 1 số nước:

Chúng tôi đã trao đối với một số chuyên viên pháp lý của doanh nghiệp (Corperate counsels/Inhouse counsels) tại 1 số trong khu vực Asean như Malaysia, Singapore, các chuyên viên pháp lý cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp theo Hợp đồng lao động được điều chỉnh bởi pháp luật lao động.

Các chuyên viên pháp lý của doanh nghiệp tại Malaysia, Singapore không bắt buộc phải đáp ứng điều kiện phải qua khoá đào tạo để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và không bắt buộc là thành viên của Đoàn Luật sư.

Cuối cùng và trên hết chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc tuân thủ LLS. Các đề xuất sửa đổi Điều 49 khoản 4 trên đây cũng không ngoài chủ trương này.  

LSHNVTCCN trong đại gia đình luật sư được ví như người em út. Chúng tôi trân trọng cảm ơn quý vị khách quý, quý đồng nghiệp dành thời gian cho báo cáo vướng mắc và đề xuất liên quan việc hành nghề của LSDN được qui định tại Điều 49 khoản 3 Luật Luật sư.

Hôm nay là thứ sáu cuối tuần, chúng tôi xin kính chúc quý vị khách quý, quý đồng nghiệp những ngày cuối tuần đầy niềm vui và đầy năng lượng!

Trân trọng,

Ls Phan Thị Hồng Điểm



[1]https://laodong.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-nho-va-vua-dong-gop-lon-cho-nen-kinh-te-1024647.ldo

[2]Bộ luật lao động 2019, Điều 19.

[3]Bộ luật lao động 2019, Điều 4.

Tin tức khác


   Trang sau >>